Để ngôi nhà có giá trị đầu tư, tránh mua phải dự án ma, hoặc dự án chưa hoàn thiện pháp lý, mắc bẫy đầu cơ,…nhà đầu tư cần tĩnh táo. Hôm nay chúng tôi sẽ chia sẻ các bạn 5 loại giấy tờ bạn cần phải chú ý kiểm tra để tránh " dính phốt " pháp lý khi mua nhà.
I. Giấy phép xây dựng
-
Theo trình tự sau khi được phê duyệt quy hoạch 1/500, các chủ đầu tư dự án (chung cư, nhà phố, biệt thự,…) đều phải làm thủ tục xin cấp giấy phép xây dựng.
-
Đây là loại giấy tờ cần thiết để đảm bảo dự án có đầy đủ cơ sở về mặt pháp lý.
-
Có một số trường hợp, dự án không cần giấy phép xây dựng đối với các công trình bí mật của nhà nước, công trình xây dựng khẩn cấp.
II. Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500

Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500
-
Trong lúc chờ đợi giấy phép xây dựng, nhất là khi dự án mới ra mắt, bạn có thể yêu cầu được xem quy hoạch 1/500 dự án. Đấy là bản vẽ mặt bằng, phương án kiến trúc công trình, giải pháp về hạ tầng kỹ thuật được vẽ theo tỷ lệ xích 1/500. Đây là loại giấy tờ bắt buộc phải có và được đóng dấu, phê duyệt bởi cơ quan chức năng, áp dụng cho các dự án có diện tích từ 5ha hoặc 2ha với chung cư.
-
Với quy hoạch 1/500, khách hàng đủ tin tưởng về sự minh bạch của pháp lý khi bản vẽ được đóng dấu bởi cơ quan chức năng. Đồng thời bạn có thể kiểm tra vị trí các lô đất, giao thông, cây xanh và các tiện ích để đánh giá tiềm năng của từng lô đất hay căn hộ.
III. Sổ đỏ và Sổ hồng

Giấy tờ pháp lý liên quan đến sổ đỏ sổ hồng
-
Sổ đỏ (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) hay sổ hồng (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất) là cách nói của hai loại sổ được cấp trước 10/12/2009.
-
Từ 10/12/2009, hai loại sổ này đều được quy về một loại sổ duy nhất, gọi nôm na là sổ hồng mới (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất).
-
Tuy nhiên, hai loại sổ hồng và sổ đỏ được lập ra trước mốc thời gian 10/12/2009 vẫn có hiệu lực pháp lý mà không cần đổi sang mẫu mới.
-
Nếu mua nhà nguyên căn chính chủ, hãy yêu cầu người bán được kiểm tra sổ hồng.
-
Đối với mua nhà đất dự án, hãy kiểm tra thời gian bàn giao sổ của chủ đầu tư. Thông thường, thời gian giao sổ 1 năm là nhanh, chậm thì 2 đến 3 năm, có nhiều dự án thi công chậm tiến độ dẫn đến thời gian giao sổ chậm theo lên đến 10 năm khiến cho không ít các nhà đầu tư như ngồi trên đống lửa.
Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm : Hướng dẫn thủ tục sang tên sổ đỏ cho nhà chung cư, đất thổ cư năm 2021
IV. Giấy phép kinh doanh dự án của sàn giao dịch, đại lý
-
Có hai cách phân phối dự án: chủ dự án bán các sản phẩm của chính mình phát triển và cách còn lại, ủy quyền cho các đại lý bán hàng. Thông thường, một dự án được phân phối theo cả hai cách trên, để phủ sóng các kênh bán hàng tối đa.
-
Nếu bạn giao dịch với các đại lý, đừng quên yêu cầu kiểm tra giấy phép, văn bản chấp thuận từ chủ đầu tư để chứng minh rằng đại lý này được phép bán căn hộ, dự án đó. Trên thực tế, đã có không ít đại lý dẫn khách đi xem một dự án rất uy tín, hấp dẫn rồi bán hàng nhưng đại lý đó hoàn toàn không có quyền phân phối sản phẩm này. Cái kết là, bạn mua phải một sản phẩm mà người bán không có quyền bán cho bạn. Và sau đó, đại lý này thường sẽ bay hơi, không thể tìm thấy để bắt đền.
Sunshine Heritage Hà Nội
Bảng giá Sunshine Heritage Resort
Vi tri du an Sunshine Heritage Ha Noi
V. Kiểm tra tính pháp lý của nhà, đất thổ cư
Khi muốn mua đất hay nhà thổ cư, người mua cần yêu cầu bên bán cho xem bản chính giấy tờ chứng minh quyền sở hữu nhà đất đó, cụ thể như sau:
Thứ nhất, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (hay còn gọi là sổ đỏ nếu được cấp trước năm 2005) hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất (thường gọi là sổ hồng).
Trường hợp là nhà ở thì phải có những giấy tờ khác kèm theo như: thông báo và biên lại nộp thuế trước bạ, bản vẽ hiện trạng.
Thứ hai, Chứng minh nhân dân của bên bán: Để xem người bán có phải là chủ sở hữu hay không, tránh trường hợp giao dịch với chủ thể không có thẩm quyền. Khi đó, giao dịch sẽ vô hiệu.
Thứ ba, bên mua nên kiểm tra tình trạng pháp lý của nhà đất tại các Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền như: Phòng Tài nguyên và Môi trường quận, huyện hoặc văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất. Việc này gíup bên mua nắm rõ tình trạng: có đang tranh chấp, thế chấp hay không? Có thuộc diện bị thu hồi hoặc quy hoạch dự án nào không?...
Thứ tư, về hình thức của giao dịch/hợp đồng nhà đất, Pháp luật quy định về hợp đồng giao dịch nhà ở:
-
Điều 450 Bộ luật Dân sự quy định về hình thức hợp đồng mua bán nhà như sau: “Hợp đồng mua bán nhà phải được lập thành văn bản, có công chứng, chứng thực, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”.
-
Hơn nữa, theo quy định tại Điều 93, Luật Nhà ở năm 2005: "Hợp đồng về nhà ở thì hợp đồng về nhà ở do các bên thỏa thuận và phải được lập thành văn bản”.
-
Theo đó, việc mua bán nhà đất chỉ bằng giấy viết tay không phù hợp về hình thức và thường có nhiều rủi ro (nhất là đối với bên mua).
Trong trường hợp bên bán không có giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu nhà đất nhưng bên mua vẫn đồng ý và tiến hành giao dịch thì không được coi là “bán chui”. Theo quy định của pháp luật, từ năm 2004, khi tiến hành giao dịch bắt buộc phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất. Vì thế, nếu không có giấy tờ này mà xảy ra tranh chấp, giao dịch đó sẽ không được pháp luật công nhận và phát sinh nhiều rủi ro.
VI. Kiểm tra tính pháp lý của dự án chung cư
Hiện nay, nhu cầu mua chung cư tăng ngày càng tăng cao. Người mua cần phải tìm hiểu kỹ các vấn đề pháp lý liên quan đến căn hộ mà mình định mua để tránh được các rủi ro, tranh chấp xảy ra. Trước khi quyết định “xuống tiền”, bạn hãy yêu cầu chủ đầu tư cho xem các loại giấy tờ pháp lý bao gồm:
Thứ nhất, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của chủ đầu tư: Đây chính là cơ sở pháp lý đảm bảo chủ đầu tư được phép thực hiện xây dựng và kinh doanh dự án bất động sản. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của chủ đầu tư được cấp bởi Sở Kế hoạch Đầu tư nơi doanh nghiệp hoạt động.
Thứ hai, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) hoặc quyền thuê đất của chủ đầu tư: Một dự án có đủ giấy chứng nhận là dự án đã giải phóng xong mặt bằng và đất xây dự án hợp pháp, không có tranh chấp pháp lý về sau. Hơn thế nữa, những loại giấy tờ này sẽ chứng minh dự án chủ đầu tư đang bán không bị thế chấp ngân hàng.
Thứ ba, Giấy phép xây dựng dự án chung cư: Xác nhận việc cho phép cá nhân, tổ chức được phép thực hiện việc xây dựng nhà cửa, công trình theo đúng quy hoạch.
Thứ tư, Hồ sơ hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế sử dụng đất: Xác nhận việc chủ đầu tư đã hoàn thành nghĩa vụ nộp tiền sử dụng đất, tiền thuế liên quan đến đất. Hiện nay, tại nhiều khu chung cư, đến khi người dân đi làm sổ đỏ mới biết chủ đầu tư còn nợ nghĩa vụ tài chính với nhà nước.
Thứ năm, Hợp đồng mua bán căn hộ chung cư: Người mua cần xem kỹ hợp đồng mua bán, đặc biệt phải chú ý đến các nội dung: tiến độ thanh toán phải gắn với tiến độ hoàn thành từng phần xây dựng cho đến trước khi nhận bàn giao nhà, chỉ thanh toán tối đa 70% giá trị hợp đồng. Nên giữ lại 5 – 10% giá trị hợp đồng cho đến lúc nhận bàn giao nốt giấy chứng nhận quyền sở hữu căn hộ (sổ đỏ); đồng tiền thanh toán phải là Việt Nam Đồng; người ký hợp đồng phải là người đại diện có thẩm quyền, tức là phải là người đại diện theo pháp luật của chủ đầu tư hoặc chủ đầu tư phải có giấy ủy quyền hợp pháp; hợp đồng cần có quy định rõ chủ đầy tư phải có nghĩa vụ bảo hành nhà ở chung cư tối thiếu 60 tháng từ ngày hoàn thành xây dựng và nghiệm thu.
Trên là những kim nghiệm để bạn tránh cảnh mua phải dự án ma, hoặc dự án chưa hoàn thiện pháp lý. Hoặc Bạn có thể đến với chúng tôi Dự Án Sunshine Heritage Resort không phải lo gì về pháp lý .
Bạn có thể quan tâm :
Tìm kiếm liên quan : Phòng công chứng có kiểm tra sổ đỏ , Kiểm tra sổ đỏ tại Văn phòng công chứng , Sổ đỏ giả có công chứng được không , Mua nhà công chứng vi bằng có an toàn không , Bí quyết mua nhà , Nên mua nhà vi bằng không , Bí quyết mua đất , Mua bán nhà đất qua vi bằng